Mỗi khi nhắc đến hàng hóa, chúng ta sẽ lập tức liên tưởng ngay đến: Quần áo, giày dép, tivi, tủ lạnh, máy giặt, gạo, thịt, rau xanh, dầu ăn… Tuy nhiên, bạn có thật sự biết được hàng hóa là gì hay chưa? Và có những loại hàng hóa nào phải đóng thuế còn loại nào không phải đóng thuế giá trị gia tăng? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Hàng hóa là gì?
Theo Chủ nghĩa Mác- Lenin, hàng hóa là 1 phạm trù lịch sử xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hóa. Đồng thời, sản phẩm lao động đó được coi là hàng hóa khi nó trở thành đối tượng trong mua bán, trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là 1 sản phẩm của lao động, được làm ra để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn nào đó của con người.
Một sồ vật muốn trở thành hàng hóa thì cần có những đặc tính như:
- Tính hữu dụng
- Có giá trị về kinh tế hay nói cách khác là nó được đổi bởi lao động
- Tính khan hiếm
Tuy nhiên, ngày nay quan niệm về hàng hóa đã có phần khác với các nhà kinh tế cổ điển. Những phạm trù này đã không còn bị giới hạn trong 1 ranh giới, sự biểu hiện của vật thể mà đã tiến đến gần phạm trù giá trị hơn. Nên dù không có những tính chất của hàng hóa nêu trên nhưng: Tiền tệ, cổ phiếu, quyền sở hữu trí tuệ, các quyền sở hữu nói chung, sức lao động… cũng được coi là hàng hóa.
2. Phân loại hàng hóa
Hàng hóa được phân chia thành nhiều loại như:
- Hàng hóa hữu hình: lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, sắt thép, máy móc, quần áo, tivi, tủ lạnh, máy giặt, nguyên vật liệu sản xuất…
- Hàng hóa vô hình, hàng hóa dịch vụ như: dịch vụ vận tải, giáo dục, âm nhạc, chữa bệnh…
Vậy Hàng hóa chịu thuế suất và không chịu thuế là như thế nào?
2.1 Thuế giá trị gia tăng là gì?
Trước khi tìm hiểu về các loại hàng hóa chịu thuế suất và không chịu thuế, chúng ta sẽ sơ lược qua về loại thuế mà các mặt hàng cần chịu- thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng GTGT hay VAT bắt nguồn từ thuế doanh thu và được áp dụng lần đầu tiên tại Pháp vào năm 1945. Sau đó, loại thuế hàng hóa này đã lan rộng và được sử dụng rộng tãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, các nước thuộc Liên mình Châu Âu, châu Phi, các nước Mỹ La Tinh cũng nhiều quốc gia thuộc châu Á trong đó có Việt Nam cũng đã áp dụng loại thuế này.
Theo Điều 2 Luật Thuê giá trị gia tăng 2008 thì thuế giá trị gia tăng là 1 loại thuế thu gián tiếp đánh vào khoản giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong khi sản xuất, lưu thông và đến tay người tiêu dùng. Khoản thuế này sẽ được nộp lên ngân sách quốc gia tùy theo mức độ tiêu thụ, sử dụng hàng hóa và dịch vụ.
2.2 Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng
Trước khi kê khai và nộp thuế GTGT thì chúng ta cần biết được mặt hàng phải chịu thuế còn mặt hàng nào thì được miễn thuế.
a. Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Giống như các đối tượng cần phải chịu thuế GTGT, đối tượng không cần chịu thuế cũng được Nhà nước quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Cụ thể là ở điều luật Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung cho luật thuế giá trị gia tăng 2008; Luật số: 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung cho một số điều của luật thuế giá trị gia tăng và Luật số 31/2013/QH13. Theo đó, các đối tượng hàng hóa không chịu thuế GTGT là:
- Các loại nông phẩm, chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt khi chưa qua chế biến hoặc đã sơ chế nhưng chưa làm thành sản phẩm khác. Các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua nông phẩm, sản phẩm chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt tự nhiên chưa qua chế biến thì sẽ không cần kê khai và tính nộp thuế GTGT và sẽ được khấu trự thuế đầu vào.
- Giống vật nuôi (trứng giống, con giống, tinh dịch, phôi…), giống cây trồng (hạt giống, vật liệu di truyền…)
- Hệ thống dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất và thu hoạch cây nông nghiệp như: Tưới, tiêu; cày, bừa; nạo vét kênh, rạch; máy gặt lúa, máy sấy khô…
- Muối khi thác tự nhiên: Muối biển, mưởi mỏ, muối tinh, muối iot có thành phần chính là NaCl
- Các bất động sản, nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước bán cho người đang thuê.
- Chuyển giao quyền sử dụng đất
- Các loại giấy tờ bảo hiểm như: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp…; bảo hiểm cho vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, bảo hiểm nông nghiệp; bảo hiểm cho tàu, thuyền và các trang thiết bị, dụng cụ đánh bắt thủy hải sản…
- Dịch vụ tài chính, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ ngân hàng như:
Tín dụng: Dịch vụ cho vay; chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ chuyển nhượng; cho thuê tài chính; thẻ tín dụng; thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các hình thức tín dụng khác theo luật định.
Chứng khoán: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, lưu ký… Quản lý các danh mục đầu tư; tổ chức thị trường của các sở giao dịch hay các trung tâm giao dịch; các hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của Nhà nước.
- Chuyển nhượng vốn: Miễn phí thuế GTGT trong trường hợp chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. Kể cả khi bán doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh hay chuyển nhượng chứng khoán; các hình thức chuyển nhượng khác.
- Bán nợ
- Kinh doanh ngoại tệ
- Các dịch vụ tài chính như: Hoán đổi lãi suất, các hợp đồng tương lại, hợp đồng có kỳ hạn mua – bán ngoại tệ…
- Bán các tài sản bảo đảm vay nợ của các tổ chức mà Nhà nước chiếm 100% vốn điều lệ để xử lý các khoản nợ xấu.
- Các dịch vụ y tế cho người và động vật: Khám chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật…
b. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Các mặt hàng cần chịu thuế GTGT đều được Nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Cụ thể là theo Điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC thì các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam nằm ngoài danh sách hàng hóa không cần chịu thuế nêu trên thì đều cần chịu thuế GTGT theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm hàng hóa và phân biệt các loại hàng hóa chịu thuế cùng với hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng. Hy vọng, với những chia sẻ trong bài viết này của Công ty vận tải Đại Nam, sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hưu ích về lĩnh vực này.
Nếu còn bất kì những câu hỏi hay những thắc mắc nào về những vấn đề trong lĩnh vực bốc xếp hàng hóa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thể nhận được những giải đáp nhanh nhất qua hotline: 0938.955.329.