Hợp đồng dịch vụ cung ứng nhân sự được sử dụng khi hai bên THỎA THUẬN với nhau về việc một bên sử dụng dịch vụ và bên còn lại cung ứng dịch vụ. Sau khi ký kết hợp đồng hai bên thực hiện các NGHĨA VỤ đã cam kết. Vậy hợp đồng này được soạn thảo như thế nào? Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Hợp đồng dịch vụ cung ứng nhân sự là gì?
Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng nhân sự thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Nội dung mẫu hợp đồng
Phần đầu
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, số hiệu hợp đồng;
- Tên hợp đồng: Hợp đồng cung ứng dịch vụ;
- Thông tin bên sử dụng dịch vụ:
- Trường hợp bên sử dụng dịch vụ là tổ chức bao gồm: Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở, mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, chức vụ, điện thoại, email;
- Trường hợp bên sử dụng dịch vụ là cá nhân bao gồm: Họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân số, ngày cấp, nơi cấp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, điện thoại, email;
- Thông tin bên cung ứng dịch vụ bao gồm: Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở, mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, chức vụ, điện thoại, email;
Phần giữa
Bao gồm các điều khoản của hợp đồng
- Đối tượng của hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng, căn cứ ký kết hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trong việc thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận, quyền, nghĩa vụ yêu cầu bồi thường khi có thiệt hại xảy ra;
- Tiền, phương thức thanh toán, các chi phí khác;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp, các thỏa thuận khác.
Phần cuối
Hai bên ký và ghi rõ họ tên.
Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ cung ứng nhân sự
- Bảo đảm về mặt hình thức của hợp đồng: Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng, chứng thực, phải đăng ký thì phải tuân theo các quy định đó. Đối với một số loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực.
- Bảo đảm về mặt nội dung của hợp đồng. Về nguyên tắc, nội dung của hợp đồng có các bên tự thỏa thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên, Pháp luật cũng yêu cầu nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Các bên cần kiểm tra tư cách của người giao kết hợp đồng, tránh việc hợp đồng bị vô hiệu do chủ thể giao kết hợp đồng không có thẩm quyền giao kết hợp đồng.
- Nội dung và ngôn từ trong hợp đồng phải mạch lạc, rõ ràng, tránh những từ mang nghĩa “bóng”, hàm ý, gây hiểu lầm.
==> Tham khảo thêm: Cung cấp nhân lực xây dựng