Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước là vấn đề báo động trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân gây ra và cách khắc phục? Cùng công ty Phát Thành Đạt tìm hiểu rỏ hơn qua bài viết này
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước bị các chất độc hại xâm chiếm.Các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương, v.v., các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong mặt nước.
Những chất gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp, chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác, chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp, nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm.
Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người cũng như hệ sinh thái.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay
Ngày nay các ngành công nghệ, công nghiệp ngày càng phát triển nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng kéo theo đó cũng chính là những hệ lụy khủng khiếp đã và đang làm hủy hoại môi trường sống của con người và các sinh vật, thực vật trên địa cầu.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
Kể từ năm 2016, các tổ chức môi trường quốc tế thông báo tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động và đặc biệt Việt Nam thuộc TOP 5 quốc gia có lượng rác thải đổ ra biển nhiều nhất Thế giới. Trong số đó còn có: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan. Và đứng TOP đầu cả nước về tình trạng ô nhiễm môi trường nước không thể không nhắc đến hai thành phố lớn của Việt Nam đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – nơi tập trung những khu công nghiệp lớn và dân cư đông đúc.
Tình trạng đáng buồn ở Việt Nam là hành động xả thải rác ra sông hồ, biển cả đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân và nhiều người còn làm điều ấy một cách rất công khai. Các hình thức chế tài, nhắc nhở và phạt hành chính đã không còn tính răn đe đối với những trường hợp vi phạm.
Để nói về thực trạng ô nhiễm môi trường nước thì không ai không biết đến câu chuyện dòng sông Thị Vải. Nơi đây đã từng bị “bức tử” bởi hóa chất thải ra từ nhà máy Vedan 14 năm liền luôn, đây là nỗi trăn trở của những người yêu môi trường khi phải chứng kiến cảnh tượng dòng sông nhuộm một màu xám xịt và khoác lên hàng tấn lớp bọt và chất thải công nghiệp. Và đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những người dân quanh khu vực dòng sông khi mà ngày nào cũng phải chịu cảnh sống chung với sự ô nhiễm nặng nề này và đã có rất nhiều người phải chuyển đi nơi khác sinh sống.
Nghiêm trọng hơn hết là số lượng người dân mắc các bệnh ung thư, các bệnh về da ( như: nhiễm giun sán, kiết lỵ, Asen…) do sống chung với nguồn nước bẩn ở Việt Nam ngày một tăng cao.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
Đối với con người
Hậu quả chung ảnh hưởng đến con người là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm da, tiêu chảy, … ngày càng gia tăng.
Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ và vô cơ: các hợp chất này thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, … nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.
Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen, … Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư, da xanh, thiếu máu…
Đối với nguồn nước và sinh vật dưới nước
Nguồn nước ngầm: Ngoài việc tạo ra các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân hủy, 1 phần được các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới qua đất và làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.
Nước mặt: Con người phụ thuộc vào nguồn nước mặt đề ăn uống,vệ sinh, giặt giũ. Nếu nguồn nước này bị ô nhiễm thì sẽ là một thảm họa, là cách mà bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh
Sinh vật dưới nước: Là môi trường sống của các loài thuỷ sản, khi xảy ra ô nhiễm môi trường nước, chúng sẽ không thể phát triển thậm chí sẽ nhiễm độc rồi chết. Con người ăn phải những thủy sản này cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Đối với thực vật
Việc sử dụng quá nhiều phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Khi những cây trồng hấp thu những loại hóa chất đó quá nhiều thì lúc con người ăn vào cũng gây bệnh nguy hiểm.
Đối với nền kinh tế
Ô nhiễm nguồn nước có thể tổn hại cho nền kinh tế vì gây nhiều tốn kém chi phí cho việc xử lý và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nước, làm giảm năng suất của bà con nông dân trong nuôi trồng thủy hải sản, trồng trọt, …
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đem lại ngày một nặng nề và không thể nào xem nhẹ được.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
1. Ô nhiễm vật lý
- Các chất rắn lơ lửng trong nước làm tăng độ đục của nước. Ảnh hưởng đến mỹ quan và chất lượng nguồn nước.
- Các chất thải công nghiệp chứa các chất độc hại như muối sắt, phenol….khiến nước có mùi vị lạ.
- Tảo xanh khiến nước có mùi bùn
- Các loài sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh
2. Ô nhiễm hóa học
- Trong quá trình sản xuất công nghiệp, sinh ra các loại chất thải như nitrat, photphat, cu, mg….làm đầu độc các loài sinh vật. Cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
- Các loại phân bón trong trồng trọt, chứa các thành phần nitrat và photpho gây ô nhiễm môi trường đất. Các chất độc dư thừa sẽ ngấm vào lòng đất, hòa vào các mạch nước ngầm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước.
3. Ô nhiễm sinh học
Các chất thải như phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy … từ các khu công nghiệp, đô thị. Tạo ra các chất hữu cơ lên men là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Trên đây là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Lọc Nước Tuấn Tú hi vọng thông qua bài viết này mọi người có thể ý thức hơn việc bảo vệ nguồn nước trong sạch, an toàn. Vì nguồn nước trong sạch là điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe.
Nguyên nhân tự nhiên:
Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
– Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
– Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…
Nguyên nhân nhân tạo
Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor… Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt… Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu…
* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước để lại cho nhân loại vô cùng nặng nề. Trước mắt là các căn bệnh hiểm nghèo do sử dụng nguồn nước không sạch (bị nhiễm chất hóa học). Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến các hiện tượng liên quan như: ô nhiễm môi trường đất, không khí, làm thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật,…
Nguồn nước bị nhiễm độc có thể làm chế các loài động thực vật dưới nước, thu hẹp nguồn thực phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất của con người. Chuỗi thức ăn sinh học của các loài động vật sống trong tự nhiên vì thế mà thay đổi đáng kể, làm phá vỡ cấu trúc vốn có của hệ sinh thái tự nhiên.
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước được sử dụng linh hoạt, đa dạng, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm nguồn nước và hậu quả nặng nề của vấn đề này. Để khắc phục ô nhiễm môi trường nước, các cơ quan chức năng chủ yếu sử dụng biện pháp sau:
– Một là: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước của mỗi người dân. Nghiêm cấm, xử phạt hành chính các hành vi xả rác bừa bãi, lạm dụng nguồn nước công cộng, làm ô nhiễm (mức độ nặng hoặc nhẹ) các nguồn nước có trong tự nhiên hoặc tại khu vực sinh sống.
– Hai là: Thiết kế hệ thống xử lý chất thải tại các cửa sông, hồ, suối,… – nơi có dân cư sinh sống hoặc diễn ra quá trình sản xuất công nghiệp, nhằm giảm bớt mức độ ô nhiễm môi trường nước do chất thải của sinh hoạt và sản xuất gây ra.
– Ba là: Kiểm soát, quản lý hoạt động xử lý chất thải của các nhà máy, xí nghiệp; yêu cầu công nghệ xử lý chất thải tương xứng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường nước.
– Bốn là: Quản lý môi trường bằng chính sách pháp luật, chế tài và quy định cụ thể, phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực, nghề nghiệp và địa phương nhất định. Hoạt động quản lý, kiểm soát môi trường cần được thực hiện liên tục, thường xuyên và diễn ra trong mọi quy trình sản xuất. Xử phạt nghiêm minh các tổ chức, đơn vị có hành vi làm ô nhiễm môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,…).
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước không chỉ làm thiệt hại cuộc sống của con người và các quá trình sản xuất, mà còn gây ra hệ lụy lâu dài tới thế hệ sau. Giải pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nước là ngăn chặn, bài trừ, và không làm phát sinh các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử của con người trong việc giữ gìn môi trường xung quanh.
Mỗi hành động nhỏ bé, tưởng chừng như hết sức bình thường lại góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Bạn nên thu gom phế liệu và chuyển giao cho đơn vị xử lý chuyên nghiệp, để không làm ô nhiễm khu vực xung quanh.
Hình ảnh ô nhiễm nước đáng báo động
Nếu bạn đang tim đơn vị thu mua phế liệu giá cao, xin vui lòng liên hệ :
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO PHÁT THÀNH ĐẠT
CÂN ĐO UY TÍN – GIÁ CAO – THU HÀNG NHANH – THANH TOÁN LIỀN TAY
- Địa chỉ 1: 160 Đường số 7, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Ho Chi Minh City
- Địa chỉ 2: 268 Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
- ĐT: 0933 608 678 (Anh Tài)
- Email: thumuaphelieuphatthanhdat@gmail.com
- Web: https://thumuaphelieuphatthanhdat.com/
#thumuaphelieu #giathumuaphelieu #thumuaphelieugiacao