Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và kế hoạch chống rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Khi được phát minh ra Nhựa có thể nói là một đột phá của loài người. Nhựa có rất nhiều tác dụng đối với đời sống, công nghiệp của loài người. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng mặt trái của nhựa, sản phẩm từ nhựa bộc lộ đó là khả năng phân hủy trong tự nhiên kém và khi bị đốt thì sinh ra khí độc cho con người và thiên nhiên. Và vì được ứng dụng rộng rãi nên lượng nhựa được thải ra hàng ngày rất lớn và hiện nay là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa.
Mời bạn đọc cùng Mua Phế Liệu Phát Thành Đạt tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và kế hoạch chống rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường!
Tham khảo: Bảng giá phế liệu hôm nay mới nhất, Giá thu mua phế liệu 2021 cập nhật bởi Phát Thành Đạt
Hậu quả của ô nhiễm rác thải nhựa?
Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa luôn gây nhức nhối trong xã hội, bởi tác hại to lớn mà nó mang đến môi trường sinh thái, sức khỏe của con người, cũng như sự sống của tất cả sinh vật trên thế giới. Đặc tính của nhựa là rất khó phân hủy, do đó các dạng phế thải có thể tồn tại hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên.
Nếu như các loại phế liệu khác có thể tái chế dễ dàng, nhằm tạo ra những sản phẩm mới góp ích cho quá trình sử dụng tiếp theo của con người. Thì phế liệu nhựa hoàn toàn khác biệt; khả năng tái chế nhựa gần như bằng không. Do đó các vật dụng cũ kỹ, hỏng hóc bằng nhựa sẽ được vứt bỏ, và tiến hành xử lý theo 2 cách: Đốt hoặc chôn sâu dưới lòng đất. Tuy nhiên, cách thức này không hoàn toàn làm rác thải nhựa biến mất, mà trái lại sẽ để lại hậu quả cho hệ sinh thái toàn cầu. Cụ thể là môi trường sống của tất cả sinh vật sẽ bị đe dọa nặng nề.
Một số tác hại của rác thải nhựa phải kể đến như:
Tác hại đối với sức khỏe của con người
Cách xử lý rác thải nhựa phổ biến nhất trong xã hội là: Đốt và chôn sâu dưới lòng đất. Do đặc tính rất khó phân hủy của mình, nên nhựa bị chôn dưới lòng đất sẽ vỡ vụn thành các mảnh nhựa có kích thước khác nhau. Hợp chất nhựa ban đầu vì thế mà phân rã thành các chất khác nhau, ngấm sâu xuống mạch nước ngầm. Dưới tác động của máy móc, khoa học kỹ thuật; con người lại tận dụng những mạch nước ngầm đó để phục vụ cho sinh hoạt và quá trình sản xuất.
Các thiết bị lọc nước, khử độc trong nước chỉ hạn chế 70%-80% độc tính trong nước. Nó vẫn còn sót lại những chất hóa học khó phân hủy của nhựa tổng hợp. Sử dụng nguồn nước “bẩn” chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật của con người, hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật.
Với giải pháp đốt rác thải nhựa, bầu không khí vốn dĩ trong lành sẽ biến thành nơi chứa đựng các loại khí có hại như: khí dioxin, khí furan,… Hít phải các loại khí này sẽ khiến con người đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, có nguy cơ gây ra ung thư phổi ở mỗi người,… Đối với rác thải nhựa có chứa thành phần là lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi đốt sẽ tạo ra các axit sunfuric – là nhân tố trọng yếu dẫn đến mưa axit trong môi trường tự nhiên.
Tác hại đối với hệ sinh thái nói chung
Trong 10 năm trở lại đây, có rất nhiều sinh vật biển bị đe dọa đến sự phát triển của giống loài. Nhiều sinh vật còn nằm trong danh sách báo động đỏ – có nguy cơ tuyệt chủng lớn. Nguyên nhân hàng đầu phải kể đến đó là nước biển bị nhiễm độc, môi trường sống vốn có của sinh vật biển bị phá hủy nặng nề; nguồn thức ăn không còn đủ cho sinh vật tồn tại hoặc do nhiễm độc mà ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chúng.
Rác thải nhựa bị chôn sâu dưới lòng đất, ngấm xuống mạch nước ngầm, lâu dần sẽ lan tới môi trường biển và đe dọa trực tiếp đến sự sống của sinh vật biển. Tình trạng con người xả rác thải nhựa ra biển cũng là nhân tố gây nên ô nhiễm môi trường nặng nề. Phế thải của nhựa tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: túi nilon, hộp xốp, thùng nhựa, các đồ dùng 1 lần, chất dẻo tổng hợp,… Do giá thành rẻ, dễ sử dụng, phát huy tác dụng ngay trước mắt; mà con người đa sa đà vào việc lạm dụng những vật dụng có chứa nhựa tổng hợp (nhất là những đồ sử dụng 1 lần).
Sau khi hết giá trị sử dụng, con người không ngần ngại vứt bỏ chúng mà không hề quan tâm đến tác hại cho môi trường tự nhiên. Ngành du lịch biển sẽ để lại hậu quả nặng nề cho biển cả, nếu không có biện pháp giảm tải rác thải nhựa trên biển cũng như xử lý chúng một cách hợp lý; sao cho bảo vệ môi trường theo hướng xanh sạch đẹp.
Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam và trên toàn thế giới
Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam, trung bình một năm có đến 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường tự nhiên; và con số ấy chưa bao giờ dừng lại và ngày càng tăng mạnh mẽ qua các năm. Đặc biệt là trong số rác thải nhựa trên có hơn 30 tỷ túi nilon – loại nhựa có phân hủy và xử lý nhất. Do sở hữu đặc điểm nhỏ gọn, tiện lợi, giá thành lại vô cùng rẻ, dễ mua bán nên hầu hết nhà nhà, người người đều sử dụng túi nilon. Các tổ chức thống kê đã ước tính mỗi gia đình người Việt mỗi tháng sử dụng khoảng 1kg túi nilon.
Bên cạnh đó, các cửa hàng, quán ăn Việt Nam cũng sử dụng quá nhiều các loại hộp nhựa, cốc nhựa, thìa nhựa dùng 1 lần. Dựa vào những số liệu trên chúng ta hoàn toàn có thể tưởng tượng ra lượng rác thải nhựa lớn đến thế nào.
Lượng rác thải nhựa bị vứt bỏ ra ngoài đại dương cũng lên tới hơn 800.000 tấn mỗi năm. Ngay cả trong môi trường nước biển, nhựa cũng rất khó bị phân rã, tồn tại từ hàng trăm đến hàng nghìn năm gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ sinh thái và cấu trúc biển, làm biến đổi môi trường sống của các loài sinh vật biển. Rác thải nhựa chính là thủ phạm giết chết 1,5 triệu động vật qua hằng năm.
Phương pháp xử lý rác thải nhựa được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay là chôn lấp xuống đất. Nhưng chúng vẫn tiếp tục tồn tại qua hàng thế kỷ, các mảnh nhựa vụn ngấm dần ra xung quanh gây ô nhiễm, thay đổi tính chất vật lý, xói mòn đất, đất không còn giữ được nước hay chất dinh dưỡng, cản trở oxy đi qua đất khiến cây trồng không thể sinh trưởng.
Từ đất, ô nhiễm sẽ lan sang nguồn nước ngầm, ao hồ, sông suối mà con người hằng ngày đều sử dụng để sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi gây ra nhiều loại bệnh hiểm nghèo, đe doạ tính mạng như ung thư, hô hấp, thần kinh,…
Còn 1 phương pháp xử lý rác thải nhựa mà ở nhiều vùng nông thôn sử dụng, đó là đốt cháy. Khi đốt các vỏ chai nhựa, nilon sẽ tạo ra một lượng lớn hỗn hợp khí có chứa dioxin và furan, có đặc tính cực mạnh, gây ô nhiễm không khí. Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, các nhà máy, phân xưởng sản xuất đang sử dụng nhựa là nguyên liệu để chế tạo, chế biến và hàng ngày thải ra nhiều rác thải nhựa.
Kế hoạch chống rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường
Để bảo vệ trái đất xinh đẹp và môi trường sống, chúng ta cần hành động ngay lập tức bằng cách lập ra kế hoạch chống rác thải nhựa. Bắt đầu từ ý thức và nhận thức của bản thân mình và mọi người xung quanh. Hãy tuyên truyền những hiểu biết của mình về rác thải nhựa, những hậu quả của ô nhiễm rác thải nhựa, mức độ nguy hiểm và cấp bách của vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa cho bạn bè, gia đình, đồng nghiệp. Mỗi người, mỗi gia đình chỉ cần thực hiện 1 hành động nhỏ thì trái đất sẽ được cứu.
Sử dụng đi, sử dụng lại nhiều lần các sản phẩm nhựa, hạn chế tối đa dùng các đồ vật nhựa chỉ có thể sử dụng 1 lần. Ví dụ như túi nilon sau khi dùng xong có thể gấp gọn và cất đi cho lần sử dụng sau, các hộp nhựa hãy rửa sạch, lau khô có thể tiếp tục đựng đồ ăn, chứ không nhất thiết phải vứt bỏ. Những sản phẩm như ống hút, thìa nhựa không thể tái sử dụng thì hãy nói không với chúng, có thể thay thế bằng đồ nhôm, inox,.. Đang rất hiện hành.
Ưu tiên sử dụng đồ vải, thủy tinh, inox,… hoặc các loại nhựa, nilon dễ phân hủy vừa an toàn đối với sức khỏe con người, vừa tiện lợi, đảm bảo vệ sinh giá thấp thấp, có thể sử dụng nhiều lần trong khoảng thời gian dài. Một cách khác là tái chế rác thải nhựa, biến chúng thành những món đồ hữu ích, sáng tạo và tiết kiệm.
Kế hoạch chống rác thải nhựa chỉ đạt được hiệu quả khi mỗi người dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, cũng như có động thái xử lý rác thải nhựa trong cuộc sống. Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa sẽ được giải quyết bởi các đơn vị có chuyên môn. Nhiệm vụ của họ là trực tiếp thu gom phế liệu nhựa từ các nhà máy sản xuất, hộ gia đình hoặc cá nhân có nhu cầu. Sau đó sử dụng trang thiết bị hiện đại để xử lý các loại phế liệu nhựa này. Mục tiêu cuối cùng là giảm tải lượng rác thải nhựa ra môi trường sống; đồng thời tái chế đến mức có thể các loại nhựa vẫn còn giá trị sử dụng.
Công ty Phát Thành Đạt tự hào là đơn vị số 1 trong lĩnh vực thu mua phế liệu nhựa và xử lý, tái chế chúng. Nếu quý khách đang gặp vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, hãy liên hệ ngay với Công ty Phát Thành Đạt để có cách giải quyết đúng đắn nhất. Chúng tôi không những giúp quý khách xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa; mà còn đem lại lợi nhuận xứng đáng từ việc thanh lý phế liệu nhựa. Những món đồ cũ kỹ, hỏng hóc tưởng chừng như vứt đi, lại có thể tạo ra lợi nhuận hấp dẫn. Điều này chỉ có ở Công ty thu mua phế liệu Phát Thành Đạt.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mọi người về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và kế hoạch chống rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường. Đừng chần chừ gì nữa, hãy hành động ngay hôm nay để góp phần giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Mỗi hành động tưởng chừng như nhỏ bé của chúng ta lại đóng góp rất lớn vào công cuộc chung của toàn cầu.
Nguồn chia sẻ: https://bentretv.org.vn/van-de-o-nhiem-rac-thai-nhua-va-ke-hoach-chong-rac-thai-nhua-gay-o-nhiem-moi-truong/